Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Sở hữu chéo ngân hàng: Nhiều đại gia chưa lộ

Không chỉ nợ xấu cao, hiện tượng sở hữu chồng chéo cổ phần đang được cho là một vấn đề lớn gây ra những trục trặc trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. 
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank Xóa Nợ Thành Công>>
                          <<  Ngân hàng Habubank Tự Tin Phát Triển>>
 
Nhóm quyền lực
Hiện tượng ngân hàng sở hữu chéo lẫn nhau và các đại gia sở hữu cùng một lúc nhiều ngân hàng đã được truyền tai trong giới đầu tư khá nhiều và từ lâu. Tuy nhiên, để có được những thông tin cụ thể về vấn đề này là một điều hết sức khó khăn.

Vụ việc Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCK) xử phạt vi phạm hành chính 3 tổ chức cá nhân gom mua cổ phiếu Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - mã STB) trong tuần đầu tháng 6 vừa qua lần đầu tiên chính thức làm lộ diện một người sở hữu nhiều ngân hàng quy mô lớn.

Nó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi như: Hiện tại có bao nhiêu ông trùm đang nắm giữ trong tay nhiều ngân hàng? Mối quan hệ chằng chịt giữa các ngân hàng cụ thể là như nào? Quyền lực thuộc về ai?

Ngày 7/6, UBCK đã ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 tổ chức, cá nhân vi phạm chế độ báo cáo và công bố thông tin liên quan đến việc giao dịch cổ phiếu STB. Cụ thể, Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Sài Gòn Á Châu (tổ chức có liên quan đến ông Phạm Hữu Phú - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Eximbank, vừa được bầu vào HĐQT Sacombank tại đại hội đồng cổ đông Sacombank ngày 26/5, hiện là Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank) ngày 1/3 đã mua vào hơn 21,9 triệu cổ phiếu STB, nâng tỷ lệ nắm giữ lên gần 48,8 triệu đơn vị (chiếm tỷ lệ 5,01% tổng số lượng cổ phiếu STB đang lưu hành) và trở thành cổ đông lớn của Sacombank.

Trước đó, Công ty CP Đầu tư Sài Gòn Exim (1 thành viên của Eximbank) ngày 9/1 cũng đã mua vào trên 42,1 triệu cổ phiếu STB làm tăng số lượng sở hữu cổ phiếu STB lên gần 50,4 triệu đơn vị - chiếm tỷ lệ 5,17% số lượng cổ phiếu STB đang lưu hành và trở thành cổ đông lớn của Sacombank.

Ngoài ra, ông Trần Phát Minh mua vào 1,54 triệu cổ phiếu STB vào ngày 24/2, nâng số cổ phần sở hữu lên 48,8 triệu đơn vị - chiếm tỷ lệ 5,01% tổng số cổ phiếu STB đang lưu hành và trở thành cổ đông lớn của Sacombank.

Sau vụ xử phạt này, đa số các nhà đầu tư mới biết tới cái tên Trần Phát Minh (sinh 1974) và ngay lập tức gương mặt này đã được xếp vào một trong 15 người giàu nhất trên TTCK Việt Nam (cổ đông cá nhân lớn nhất của STB), vượt lên trên ông Đặng Văn Thành, chủ tịch Sacombank.

Qua vụ việc này, giới đầu tư còn biết đến ông Phát Minh với tư cách là Chủ tịch KienlongBank (bầu tại đại hội cổ đông thường niên 2012), thành viên của Chứng khoán Phương Nam PNS (nắm 7,5% cổ phần) và đã từng giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Nam từ năm 2005 và cũng từng làm việc tại ACB.

Trước đó, trong tháng 5/2012, giới đầu tư cũng được biết đến nhiều hơn với một đại gia bí ẩn ngành ngân hàng sau khi ông Trầm Bê cùng con trai là ông Trầm Khải Hòa đã rút khỏi ban lãnh đạo của Ngân hàng Phương Nam để tham gia vào Hội đồng quản trị (HĐQT) của Sacombank.

Ông Trầm Bê là người đi lên từ bất động sản (với An Lạc Bình Trị Đông và BCI) nhưng nổi tiếng hơn trong lĩnh vực ngân hàng với vai trò là cổ đông lớn và Phó Chủ tịch Ngân hàng Phương Nam. Tên tuổi của ông được biết đến nhiều nhất sau vụ Sacombank vừa qua.

Ngoài bất động sản và ngân hàng, ông Trầm Bê còn là chủ tịch của một bệnh viện và tham gia HĐQT của một số công ty khác như Công ty CP Vàng bạc đá quý Phương Nam (NJC) và Công ty CP Chứng khoán Phương Nam.
Ngân hàng Habubank

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét