Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Sở hữu chéo ngân hàng: Nhiều đại gia chưa lộ

Không chỉ nợ xấu cao, hiện tượng sở hữu chồng chéo cổ phần đang được cho là một vấn đề lớn gây ra những trục trặc trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. 
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank Xóa Nợ Thành Công>>
                          <<  Ngân hàng Habubank Tự Tin Phát Triển>>
 
Nhóm quyền lực
Hiện tượng ngân hàng sở hữu chéo lẫn nhau và các đại gia sở hữu cùng một lúc nhiều ngân hàng đã được truyền tai trong giới đầu tư khá nhiều và từ lâu. Tuy nhiên, để có được những thông tin cụ thể về vấn đề này là một điều hết sức khó khăn.

Vụ việc Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCK) xử phạt vi phạm hành chính 3 tổ chức cá nhân gom mua cổ phiếu Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - mã STB) trong tuần đầu tháng 6 vừa qua lần đầu tiên chính thức làm lộ diện một người sở hữu nhiều ngân hàng quy mô lớn.

Nó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi như: Hiện tại có bao nhiêu ông trùm đang nắm giữ trong tay nhiều ngân hàng? Mối quan hệ chằng chịt giữa các ngân hàng cụ thể là như nào? Quyền lực thuộc về ai?

Ngày 7/6, UBCK đã ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 tổ chức, cá nhân vi phạm chế độ báo cáo và công bố thông tin liên quan đến việc giao dịch cổ phiếu STB. Cụ thể, Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Sài Gòn Á Châu (tổ chức có liên quan đến ông Phạm Hữu Phú - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Eximbank, vừa được bầu vào HĐQT Sacombank tại đại hội đồng cổ đông Sacombank ngày 26/5, hiện là Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank) ngày 1/3 đã mua vào hơn 21,9 triệu cổ phiếu STB, nâng tỷ lệ nắm giữ lên gần 48,8 triệu đơn vị (chiếm tỷ lệ 5,01% tổng số lượng cổ phiếu STB đang lưu hành) và trở thành cổ đông lớn của Sacombank.

Trước đó, Công ty CP Đầu tư Sài Gòn Exim (1 thành viên của Eximbank) ngày 9/1 cũng đã mua vào trên 42,1 triệu cổ phiếu STB làm tăng số lượng sở hữu cổ phiếu STB lên gần 50,4 triệu đơn vị - chiếm tỷ lệ 5,17% số lượng cổ phiếu STB đang lưu hành và trở thành cổ đông lớn của Sacombank.

Ngoài ra, ông Trần Phát Minh mua vào 1,54 triệu cổ phiếu STB vào ngày 24/2, nâng số cổ phần sở hữu lên 48,8 triệu đơn vị - chiếm tỷ lệ 5,01% tổng số cổ phiếu STB đang lưu hành và trở thành cổ đông lớn của Sacombank.

Sau vụ xử phạt này, đa số các nhà đầu tư mới biết tới cái tên Trần Phát Minh (sinh 1974) và ngay lập tức gương mặt này đã được xếp vào một trong 15 người giàu nhất trên TTCK Việt Nam (cổ đông cá nhân lớn nhất của STB), vượt lên trên ông Đặng Văn Thành, chủ tịch Sacombank.

Qua vụ việc này, giới đầu tư còn biết đến ông Phát Minh với tư cách là Chủ tịch KienlongBank (bầu tại đại hội cổ đông thường niên 2012), thành viên của Chứng khoán Phương Nam PNS (nắm 7,5% cổ phần) và đã từng giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Nam từ năm 2005 và cũng từng làm việc tại ACB.

Trước đó, trong tháng 5/2012, giới đầu tư cũng được biết đến nhiều hơn với một đại gia bí ẩn ngành ngân hàng sau khi ông Trầm Bê cùng con trai là ông Trầm Khải Hòa đã rút khỏi ban lãnh đạo của Ngân hàng Phương Nam để tham gia vào Hội đồng quản trị (HĐQT) của Sacombank.

Ông Trầm Bê là người đi lên từ bất động sản (với An Lạc Bình Trị Đông và BCI) nhưng nổi tiếng hơn trong lĩnh vực ngân hàng với vai trò là cổ đông lớn và Phó Chủ tịch Ngân hàng Phương Nam. Tên tuổi của ông được biết đến nhiều nhất sau vụ Sacombank vừa qua.

Ngoài bất động sản và ngân hàng, ông Trầm Bê còn là chủ tịch của một bệnh viện và tham gia HĐQT của một số công ty khác như Công ty CP Vàng bạc đá quý Phương Nam (NJC) và Công ty CP Chứng khoán Phương Nam.
Ngân hàng Habubank

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Nút thắt liên ngân hàng

Một quan chức NHNN cho biết 500.000 tỷ đồng nằm trên thị trường liên NH không vào nền kinh tế mà đi loanh quanh trong hệ thống NHTM, đẩy lãi suất cho vay trên thị trường này luôn cao. 
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank  >>
 
Nợ xấu chưa giải quyết

Sau tết một vài ngày, một số NHTM đã lên kế hoạch đi đòi nợ trên liên NH. Lãnh đạo một NH có trụ sở ở TPHCM cho biết trước tết việc đòi nợ trên liên NH gần như “bế tắc” vì các NHTM nhỏ đều ở tình trạng thanh khoản rất căng thẳng, ngay thời điểm đó những NHTM nhỏ yếu thanh khoản được NHNN tái cấp vốn cũng chỉ giải quyết chi trả cho người dân chứ không cho trả nợ NH vay mượn lẫn nhau.

Sau tết dòng tiền nhàn rỗi trở lại NHTM nên đây là thời điểm để nhiều NH đặt nhiệm vụ hàng đầu là đi đòi nợ cho dù đầu năm các NHTM bạn kiêng cử chuyện đòi nợ. Thực tế, không chỉ NHTM này mà nhiều NHTM khác cũng đang sốt ruột chuyện giải quyết vấn đề nợ xấu trên thị trường liên NH.

Được biết đã có NH có trụ sở Hà Nội mua kỳ phiếu hơn 200 tỷ đồng của một NH ở TPHCM đáo hạn thanh toán trong năm 2011, nhưng đến nay NH này vẫn chưa thanh toán cả gốc và lãi. Hiện NH mua kỳ phiếu vẫn phải thường xuyên cắt cử nhân sự qua NH này để đòi nợ dù NH đã gửi văn bản chấp nhận lãi suất phạt. 

Năm 2011 cho vay trên thị trường 2 bị NHTM bạn khất nợ đã trở thành bài học “xương máu” cho nhiều NHTM. Thị trường này không còn được gầy dựng trên niềm tin và sự bảo đảm từ NHNN, do đó yêu cầu đặt ra khi cho vay trên thị trường 2 không chỉ có tài sản thế chấp mà các NHTM còn phân loại hạn mức cho vay trên tài sản thế chấp cũng như lãi suất cho vay trên cơ sở xếp loại uy tín và sức khỏe của các NHTM.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, hiện tại mới chỉ thống kê tài khoản cho vay, trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi giữa các TCTD là con số lớn hơn rất nhiều. Trong đó, cho vay liên NH hiện lên tới khoảng 500.000 tỷ đồng.

Con số nợ xấu trên thị trường liên NH chiếm tỷ lệ không nhỏ và “sức khỏe” của thị trường này tất yếu tác động trực tiếp đến thị trường huy động và cho vay của dân cư và tổ chức kinh tế (thị trường 1). Một quan chức NHNN cũng cho biết, 500.000 tỷ đồng nằm trên thị trường liên NH không vào nền kinh tế mà đi loanh quanh trong hệ thống NHTM, đẩy lãi suất cho vay trên thị trường này luôn cao.

Cũng theo vị quan chức này, các NHTM còn những khoản nợ khó đòi trên thị trường 2 buộc phải ngồi chờ đợi NHTM trả, còn việc các NHTM hiện nay đang sử dụng vốn tái cấp vốn của NHNN thì không thể sử dụng vốn đó để trả cho NHTM khác được.

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Ngân Hàng Habubank Đi Lên Từ Khó Khăn

Ngân Hàng Habubank


Cụ thể, việc sáp nhập với SHB sẽ giúp hai ngân hàng sáp nhập tiến tới trở thành một định chế tài chính vững mạnh và thương hiệu cũng mạnh hơn; Habubank sẽ không còn nợ xấu.  hai ngân hàng sáp nhập có cơ hội để cùng điều hành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn sau giai đoạn sáp nhập; mở rộng khả năng phát triển dịch vụ, đặc biệt là hoạt động bán lẻ do mạng lưới phân phối dịch vụ, thị phần lớn hơn; bổ sung lợi thế về quy mô trong phát triển kinh doanh, trong quản lý chi phí; những điểm mạnh của ngân hàng nhận sáp nhập sẽ hỗ trợ cho Habubank và ngược lại ngân hàng Habubank có nhiều điểm mạnh để hỗ trợ ngân hàng nhận sát nhập.
Ngoài ra, còn nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình sáp nhập do việc sáp nhập nằm trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
ngân hàng habubank

Nếu tiến hành sáp nhập thành công, theo ngân hàng Habubank kế hoạch này sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển. Định chế này có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng; khoảng 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng; có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau; có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân...
Báo cáo kinh tế 2011 của Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) mới đây nhấn mạnh: "Tâm điểm của nguy cơ rủi ro vĩ mô Việt Nam hiện nay nằm trong khu vực ngân hàng thương mại". Vậy công tác quản trị rủi ro tại các ngân hàng như thế nào? ĐTCK đã có cuộc trao đổi với bà Bùi Thị Mai, Tổng giám đốc kiêm Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank).
Bên cạnh nhiệm vụ thường trực là QTRR thị trường và rủi ro tín dụng, QTRR hoạt động của toàn hệ thống có vai trò như thế nào?
QTRR hoạt động là quản lý những rủi ro trực tiếp hoặc gián tiếp xuất phát từ việc không tuân thủ các quy trình nội bộ hoặc sai sót phát sinh từ con người, hệ thống hoặc từ các sự kiện bên ngoài.
Tại ngân hàng Habubank công tác QTRR hoạt động được đặc biệt quan tâm trong 3 năm gần đây. Trong khuôn khổ dự án chuyển giao kiến thức với đối tác chiến lược Deutsche Bank, Habubank đã cơ bản hoàn thiện công tác QTRR hoạt động của ngân hàng. Nhiệm vụ quan trọng nhất của dự án là xây dựng bộ quy trình chuẩn cho từng nghiệp vụ, từng hoạt động của ngân hàng, từ đó xây dựng bộ chỉ số đánh giá kỹ hiệu quả công việc (KPIs) và chỉ số đo lường rủi ro (KRIs) cho từng mảng nghiệp vụ, từng đơn vị và từng cá nhân, làm cơ sở đánh giá hiệu quả và chất lượng công tác đến từng vị trí công tác. Các chốt kiểm soát trong từng quy trình có trách nhiệm  phát hiện, ngăn chặn các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình tác nghiệp.

ngân hàng habubank-2


Ngân hàng cũng đã triển khai thành công việc thu thập và thống kê, ghi nhận các sự kiện rủi ro hoạt động trên toàn hệ thống, làm cơ sở đánh giá và quyết định bổ sung, điều chỉnh các quy trình hiện tại cho phù hợp với thực tiễn hoạt động và nâng cao khả năng quản trị rủi ro cho ngân hàng. Bộ quy trình nghiệp vụ và các chỉ số đánh giá, cùng với phương án hoạt động dự phòng, đảm bảo hoạt động liên tục cho ngân hàng trong điều kiện thảm họa, sẽ giúp cho ngân hàng quy chuẩn hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp tới khách hàng, đồng thời giúp ngân hàng hạn chế được các rủi ro, nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động.