Ngân Hàng Habubank
Cụ thể, việc sáp nhập với SHB sẽ giúp hai ngân hàng sáp nhập tiến tới trở thành một định chế tài chính vững mạnh và thương hiệu cũng mạnh hơn; Habubank sẽ không còn nợ xấu. hai ngân hàng sáp nhập có cơ hội để cùng điều hành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn sau giai đoạn sáp nhập; mở rộng khả năng phát triển dịch vụ, đặc biệt là hoạt động bán lẻ do mạng lưới phân phối dịch vụ, thị phần lớn hơn; bổ sung lợi thế về quy mô trong phát triển kinh doanh, trong quản lý chi phí; những điểm mạnh của ngân hàng nhận sáp nhập sẽ hỗ trợ cho Habubank và ngược lại ngân hàng Habubank có nhiều điểm mạnh để hỗ trợ ngân hàng nhận sát nhập.
Ngoài ra, còn nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình sáp nhập do việc sáp nhập nằm trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Ngoài ra, còn nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình sáp nhập do việc sáp nhập nằm trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Nếu tiến hành sáp nhập thành công, theo ngân hàng Habubank kế hoạch này sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển. Định chế này có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng; khoảng 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng; có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau; có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân...
Bên cạnh nhiệm vụ thường trực là QTRR thị trường và rủi ro tín dụng, QTRR hoạt động của toàn hệ thống có vai trò như thế nào?
QTRR hoạt động là quản lý những rủi ro trực tiếp hoặc gián tiếp xuất phát từ việc không tuân thủ các quy trình nội bộ hoặc sai sót phát sinh từ con người, hệ thống hoặc từ các sự kiện bên ngoài.
Tại ngân hàng Habubank công tác QTRR hoạt động được đặc biệt quan tâm trong 3 năm gần đây. Trong khuôn khổ dự án chuyển giao kiến thức với đối tác chiến lược Deutsche Bank, Habubank đã cơ bản hoàn thiện công tác QTRR hoạt động của ngân hàng. Nhiệm vụ quan trọng nhất của dự án là xây dựng bộ quy trình chuẩn cho từng nghiệp vụ, từng hoạt động của ngân hàng, từ đó xây dựng bộ chỉ số đánh giá kỹ hiệu quả công việc (KPIs) và chỉ số đo lường rủi ro (KRIs) cho từng mảng nghiệp vụ, từng đơn vị và từng cá nhân, làm cơ sở đánh giá hiệu quả và chất lượng công tác đến từng vị trí công tác. Các chốt kiểm soát trong từng quy trình có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình tác nghiệp.
Ngân hàng cũng đã triển khai thành công việc thu thập và thống kê, ghi nhận các sự kiện rủi ro hoạt động trên toàn hệ thống, làm cơ sở đánh giá và quyết định bổ sung, điều chỉnh các quy trình hiện tại cho phù hợp với thực tiễn hoạt động và nâng cao khả năng quản trị rủi ro cho ngân hàng. Bộ quy trình nghiệp vụ và các chỉ số đánh giá, cùng với phương án hoạt động dự phòng, đảm bảo hoạt động liên tục cho ngân hàng trong điều kiện thảm họa, sẽ giúp cho ngân hàng quy chuẩn hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp tới khách hàng, đồng thời giúp ngân hàng hạn chế được các rủi ro, nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét